Quy Trình Sản Xuất Dầu Nhớt Như Thế Nào?

Hàng ngày, chúng ta di chuyển bằng các động cơ xe gắn máy để đi làm, đi học. Động cơ này hoạt động nhờ xăng để đốt cháy sinh ra công và dầu nhớt để bôi trơn, làm mát các chi tiết bên trong động cơ đó. Vậy, để hiểu hơn về dầu nhớt và quy trình sản xuất dầu nhớt như thế nào hãy cùng PMS Việt Nam theo dõi bài viết sau đây nhé!

Dầu nhớt là gì?

Dầu nhớt là một loại dầu được sử dụng để bôi trơn các bộ phận máy móc và giảm ma sát giữa chúng. Nó được sản xuất từ các hợp chất dầu mỏ hoặc hợp chất dầu thực vật hoặc tổng hợp. Dầu nhớt có tính chất đặc biệt để bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của các bộ phận máy móc, bảo vệ chúng khỏi sự mài mòn, ăn mòn, nứt gãy và giảm thiểu nhiệt độ trong quá trình hoạt động của máy móc. Nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, chẳng hạn như ô tô, động cơ máy bay, thiết bị công nghiệp, các máy móc khai thác và trong sản xuất công nghiệp tổng hợp.

dầu nhớt là gì

Quá trình hình thành, phát triển dầu nhớt

Chúng ta cùng quay về hơn 100 năm trước để tìm hiểu lịch sử của nhiên liệu được mệnh danh là “Vàng đen” này nhé.

Lúc bấy giờ, con người còn chưa biết khái niệm về dầu nhớt. Những loại máy móc được sử dụng đều dùng mỡ lợn, dầu oliu làm chất bôi trơn. Khi dầu oliu khan hiếm người ta chuyển sang dùng các loại dầu thảo mộc. 

Khi ngành dầu mỏ ra đời, sản phẩm mà các nhà máy chế biến chủ yếu là dầu hỏa và phần còn lại không được sử dụng chiếm gần 90% phải bỏ đi. Nhưng khi ngành dầu mỏ phát triển, lượng cặn bỏ đi ngày càng nhiều bắt buộc con người phải tạo ra một chất có lợi để sử dụng. Lúc đầu, người ta lấy cặn dầu mỏ pha thêm dầu thực vật hay mỡ lợn ở tỉ lệ thấp để tạo nên dầu bôi trơn. Một thời gian sau, người ta đã biết cách chế tạo cặn bỏ đi thành dầu nhớt.

Năm 1870 ở Creem nước Nga đã có nhà máy đầu tiên chế tạo dầu nhớt từ dầu mỏ nhưng chỉ đạt chất lượng thấp. Một nhà bác học nổi tiếng người Nga đã chú ý đến cặn dầu mỏ đầu tiên. Mãi đến năm 1876 – 1877, nhà máy chế biến dầu nhớt tiên tiến đầu tiên với công suất 100.000 put/năm ra đời. Nhà máy sản xuất 4 loại dầu nhớt: dầu cọc sợi, dầu trục, dầu máy cho xe mùa hè và xe mùa đông.

Quy trình sản xuất dầu nhớt

Lựa chọn nguyên liệu

Nguyên liệu chính để sản xuất dầu nhớt là dầu gốc và phụ gia. Trong đó, dầu gốc được tạo thành từ 3 loại sau:

  • Dầu thực vật: Là loại dầu nhớt dùng trong một số trường hợp đặc biệt. Và nó chủ yếu là sự phối trộn dầu khoáng với dầu tổng hợp để đạt một số chức năng nhất định. Nhưng ngày nay, người ta sử dụng dầu khoáng và dầu tổng hợp chủ yếu.
  • Dầu khoáng: đây là dầu nhớt có nguồn gốc tự nhiên, chủ yếu là dầu mỏ đã qua xử lý và loại bỏ cặn, tạp chất. Vì dầu nhớt này được tạo thành từ dầu thô và những chất trong dầu này không đồng nhất nên ở nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ mất đi tính ổn định. Ngoài ra, khi sử dụng dầu khoáng trong thời gian dài sẽ làm động cơ xuống cấp nhanh chóng. Dù loại dầu này đã được xử lý loại bỏ tạp chất nhưng trong dầu vẫn còn chứa một số tạp chất trong tự nhiên chưa được loại bỏ hoàn toàn.
  • Dầu nhớt tổng hợp: Là loại dầu nhớt được sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến có giá thành rẻ và đáp ứng được những yêu cầu cao của dầu nhớt bôi trơn. Do đó, người ta quan tâm đến dầu nhớt tổng hợp nhiều hơn. Dầu nhớt này có những tính chất nổi bật của dầu khoáng. Bên cạnh đó, nó còn có những đặc tính khác như: không cháy, không hòa tan trong nước.

quy trình sản xuất dầu nhớt

Kết hợp các thành phần

Các thành phần cơ bản được đưa vào một hệ thống phản ứng để kết hợp lại với nhau. Các bước phản ứng có thể bao gồm sự phản ứng este hoá, trùng hợp hay những phản ứng khác tùy thuộc vào công nghệ sản xuất được sử dụng.

Thêm phụ gia

Sau khi các thành phần cơ bản được kết hợp với nhau, các phụ gia được thêm vào để cải thiện chất lượng và tính năng của sản phẩm như độ nhớt, độ nhớt động học, độ ổn định nhiệt và độ bền oxy hóa.

Kiểm tra chất lượng

Sản phẩm được kiểm tra chất lượng để đảm bảo tính chất đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu kỹ thuật.

Chiết rót và dán nhãn

Sau khi sản phẩm đã được kiểm tra và đảm bảo chất lượng thì sẽ được chuyển đến khâu chiết rót và dán nhãn. Tại đây, tùy nhà máy sản xuất cũng như nhu cầu mà sẽ đầu tư những loại máy móc chiết rót và máy dán nhãn tự động hóa.

Một số loại máy chiết rót có thể ứng dụng vào dây chuyền sản xuất dầu nhớt phải kể đến như:

Tùy thuộc vào loại dầu nhớt và phương pháp sản xuất, quy trình sản xuất có thể có sự khác biệt nhất định

PMS Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp dây chuyền sản xuất tự động hóa uy tín trên thị trường. Đặc biệt là các giải pháp cho ngành dầu nhớt. Nếu bạn đang cần tư vấn thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 0941 423 743 để được hỗ trợ nhanh nhất.



source https://pms-vietnam.com/quy-trinh-san-xuat-dau-nhot/

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vai trò của máy đóng gói rau củ quả trong quy trình sản xuất công nghiệp

Quy Cách Đóng Gói Sản Phẩm May Mặc