Servo Là Gì? Phân Loại, Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động
Bạn có bao giờ thấy những cánh tay robot trong các hệ thống dây chuyền công nghiệp; hay là các máy cắt CNC với khả năng chuyển động chính xác để phay, tiện hay uốn kim loại hoặc các thiết bị ăng-ten kiểm soát độ chính xác cao, chúng hoạt động như thế nào? Bài viết hôm nay hãy cùng PMS Việt Nam tìm hiểu về Servo là gì nhé?
Động cơ Servo là gì?
Động cơ Servo được ứng dụng phổ biến trong các thiết bị công nghệ cao được ứng dụng trong công nghiệp như công nghệ hóa tự động. Servo là một phần của hệ thống vòng kín và bao gồm một số bộ cụ thể là mạch điều khiển, động cơ Servo, trục, chiết áp, bánh răng chuyển động, bộ khuếch đại và bộ mã hóa hoặc bộ phân giải.
Động cơ Servo là một thiết bị điện độc lập, được sử dụng để quay các bộ phận của máy với hiệu suất cao và chính xác.
Thiết kế với đường kính nhỏ và chiều dài roto dài, tốc độ đáp ứng cao. Hoạt động trên cơ chế của roto để điều khiển tốc độ và vị trí của động cơ. Servo bao gồm động cơ, mạch phản hồi, bộ điều khiển và mạch điện tử khác.
Phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Động cơ Servo được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên ứng dụng của chúng chẳng hạn như: động cơ Servo AC hay động cơ Servo DC.
Phân loại động cơ Servo
Hai loại động cơ Servo AC hay DC có thể xử lý các dòng điện cao hơn và có xu hướng được sử dụng trong máy móc công nghiệp. Servo DC không được thiết kế cho các dòng điện cao và thường phù hợp hơn cho các ứng dụng nhỏ hơn.
Cấu tạo động cơ Servo
Thông thường 1 động cơ Servo gồm: Rotor và Stator
Nguyên lý hoạt động
Rotor của động cơ Servo là một nam châm vĩnh cửu có từ trường mạnh và stator của động cơ được cuốn các cuộn dây riêng biệt, được cấp nguồn theo một trình tự nhất định để quay rotor.
Nếu thời điểm và dòng điện tới cuộn dây là chuẩn xác thì được chuyển động quay của rotor phụ thuộc vào tần số, pha, phân cực và dòng điện chạy trong stator.
Động cơ Servo được hình thành bởi hệ thống hồi tiếp vòng kín. Tín hiệu của động cơ được nối với các mạch điều khiển và khi động cơ vận hành thì vận tốc và vị trí sẽ được hồi tiếp về mạch điều khiển này. Khi đó bất kỳ lý do nào ngăn cản chuyển động quay của động cơ. Cơ cấu hồi tiếp sẽ được nhận thấy tín hiệu ra chưa đạt được vị trí mong muốn và mạch điều khiển tiếp tục chỉnh sửa sai lệch cho động cơ đạt được độ chính xác cao của bộ điều khiển Servo.
Ưu nhược điểm và ứng dụng của Servo
Ưu điểm và nhược điểm
Động cơ Servo AC
- Ưu điểm: Điều khiển tốc độ tốt, điểu khiển trơn tru trên toàn bộ vùng tốc độ mà không dao động, hiệu suất cao hơn 90%, ít nhiệt, điều khiển tốc độ và vị trí chính xác cao. Các mô-men xoắn, quán tính thấp, tiếng ồn thấp, không có bàn chải mặc, bảo trì miễn phí.
- Nhược điểm: Điều khiển phức tạp, các thông số ở ổ đĩa cần phải điều chỉnh các thông số PID để xác định nhu cầu kết nối.
Động cơ Servo DC
- Ưu điểm: Kiểm soát tốc độ chính xác, tốc độ các mô-men xoắn rất khó, điều khiển đơn giản, dễ sử dụng, giá rẻ.
- Nhược điểm: Chổi than cho giới hạn tốc độ, dẫn đến các hạt mài mòn (môi trường không có bụi không thích hợp)
Ứng dụng của động cơ Servo
- Động cơ Servo được ứng dụng trong ngành điện – điện tử: Máy lắp là thiết bị lắp các linh kiện điện tử như: Các chip LSI trên bảng mạch, cần tới tốc độ cao và độ chính xác cao. Các Servo AC làm được điều này.
- Được ứng dụng nhiều trong ngành thực phẩm và đồ uống: Hiện nay nhu cầu về thực phẩm sạch, chất lượng cao và an toàn hơn của người tiêu dùng ngày càng tăng. Vì vậy, động cơ servo được xem như là giải pháp tối ưu nhất hiện nay cho lĩnh vực sản xuất thực phẩm. Một trong những ví dụ điển hình nhất mà chúng ta có thể thấy được là động cơ Servo được ứng dụng trong sản xuất các loại máy móc trong dây chuyền sản xuất thực phẩm như: máy đóng gói, máy chiết rót, máy đóng gói chân không,…
- Ứng dụng trong ngành may mặc, bao bì: Trong việc điều khiển các cuộn vải, giấy, bao bì cắt hoặc in ấn,…
- Ứng dụng trong khuôn mẫu đùn trong ngành nhựa: Khuôn mẫu đùn là thiết bị gia công các bộ phận nhựa. Vật liệu nhựa được ra nhiệt và tan chảy, sau đó sẽ được đùn vào trong khuôn để gia công các bộ phận.
- Ứng dụng trong các điều khiển vận chuyển: Thiết bị vận chuyển là các linh kiện tuyệt đối không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khi các ngành công nghiệp trở nên tinh vi và tự động hóa. Các ứng dụng điển hình là việc di chuyển trong nhà kho qua hệ thống băng tải. Servo motor giúp điều khiển tốc độ nhanh chậm theo mục đích sử dụng.
Các hãng sản xuất động cơ Servo
Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất động cơ Servo motor như:
- Các hãng xuất xứ từ Nhật Bản như: Yaskawa, Mitsubishi, Omron, Fuji, ABB, Panasonics,…
- Tiếp theo thương hiệu của Pháp: Schneider,…
- Thương hiệu của Đức: Siemens,…
- Thương hiệu đến từ Đài Loan: Delta, LiteOn,…
Như những thông tin đã được đề cập ở phía trên chúng ta có thể thấy động cơ Servo xuất hiện đã giúp cho các ngành công nghiệp hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều. Không ngoại lệ, các loại máy móc, dây chuyền phục vụ sản xuất công nghiệp do PMS Việt Nam cũng sử dụng động cơ servo. Chính vì vậy bạn không cần phải bận tâm về khả năng vận hành của máy. Liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0941 423 743 để được tư vấn thiết kế dây chuyền sản xuất tự động hóa phù hợp với doanh nghiệp của mình nhất nhé.
source https://pms-vietnam.com/servo-la-gi/