Decal In Tem Nhãn Là Gì? Các Loại Decal Tem Nhãn Được Sử Dụng Phổ Biến Hiện Nay

Trong thị trường hiện nay, có rất nhiều loại decal in tem nhãn khác nhau. Để hiểu rõ hơn về mục đích sử dụng, đặc điểm của các loại decal tem nhãn phổ biến hiện nay thì hãy xem ngay những thông tin trong bài viết sau đây của PMS Việt Nam.

Xem thêm: 

Tem nhãn là gì?

Tem nhãn chính là dấu hiệu để nhận biết, phân biệt sản phẩm của các thương hiệu với nhau. Chúng được dán lên hàng hóa để cung cấp đến người dùng những thông tin cần thiết chẳng hạn như: tên sản phẩm, đơn vị sản xuất, hạn sử dụng,… 

Các loại nhãn hàng hóa không có quy định về một hình dáng, kích thước hay chất liệu cụ thể nào cả. Thông thường, các loại tem nhãn sẽ được dán lên sản phẩm thông qua một lớp keo. Chính vì vậy nó còn có một tên gọi khác đó chính là tem nhãn decal.

Giấy decal in tem nhãn là gì?

Giấy decal in tem nhãn là loại giấy có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp mặt in – lớp keo – lớp đế. Khi sử dụng, chúng ta chỉ cần in nội dung lên lớp mặt in bằng máy in phun màu, rồi lột lớp mặt in ra khỏi lớp đế và dán lên sản phẩm. 

Bên cạnh việc in rồi dán nhãn thủ công thì hiện nay tại các cơ sở sản xuất với quy mô vừa và lớn đã bắt đầu đầu tư các loại máy dán nhãn decal tự động. Với loại máy này, bạn sẽ không cần phải mất nhiều thời gian để in rồi dán nhãn lên từng sản phẩm. Vì lúc này máy đã được tích hợp tính năng in và dán nhãn tự động.

Các loại decal tem nhãn được sử dụng hiện nay

Decal in mã vạch

Với loại tem nhãn mã vạch thì thường được in dưới dạng tờ hoặc dạng cuộn. 

Đối với decal tem nhãn mã vạch dạng tờ thì thường được in bởi 2 loại giấy là giấy decal A4 và A5. Loại decal tờ A4 được sử dụng rộng rãi hơn so với tờ decal A5. Loại này có tem bế sẵn, giá thấp và có thể in bằng máy in văn phòng.

Với decal tem nhãn mã vạch dạng cuộn sẽ giúp người dùng dễ dàng tùy chỉnh khổ tem. Chính vì vậy người dùng có thể bế tem theo yêu cầu và được sử dụng với nhiều mục đích hơn. Thông tin trên nhãn cũng được thể hiện nhiều hơn và phù hợp với nhiều loại bề mặt dán nhãn, kể cả vàng, kim cương,…

các loại decal tem nhãn

Decal in mã vạch dạng cuộn

decal mã vạch dạng tờ a4

Decal mã vạch dạng tờ A4

Giấy decal cảm nhiệt

Giấy decal cảm nhiệt được sử phổ biến cho mục đích in ấn tem nhãn quảng cáo với thời gian sử dụng ngắn, hạn chế các tác động từ môi trường như nhiệt độ, độ ẩm. Đây là loại giấy in decal bằng công nghệ in nhiệt trực tiếp (direct thermal) vì thế khi in không cần dùng đến mực in mã vạch chuyên dụng. Decal cảm nhiệt được sử dụng phổ biến trong các quán thức ăn nhanh, trà sữa,…

Giấy decal chuyển nhiệt

Decal tem nhãn chuyển nhiệt hay còn gọi là decal tem nhãn truyền nhiệt. Giấy decal in tem nhãn mã vạch bằng công nghệ in truyền nhiệt có sự đa dạng về chất lượng và mẫu mã. Một số ví dụ kiểu decal như sau:

  • Decal giấy (decal thường)

Decal giấy là sự kết hợp của cả 2 loại in là in cảm nhiệt và in truyền nhiệt. Loại tem nhãn này có dạng cuộn và nhiều khổ giấy dùng để in ấn quảng cáo như là 40, 50, 75, 95mm,… 

Khi sử dụng loại giấy này để in ấn tem nhãn thường tích hợp với mực WAX hoặc AWR8, Loại mực này giúp người sử dụng có thể in tem đạt độ nét cao, chất lượng tốt đồng thời tiết kiệm chi phí khi sử dụng.

  • Decal nhựa PVC

Đây được đánh giá là loại decal tem nhãn có độ bền cao, rất dẻo dai và có thể chống trầy xước,… Chính vì vậy mà chúng thường được sử dụng để dán lên các loại hàng hóa trong môi trường ẩm ướt, cọ xát, hóa chất… Để đạt chất lượng in tốt nhất thì cần phải sử dụng loại mực in Resin hay Wax resin.

decal nhựa pvc

Decal nhựa PVC

  • Decal satin (chất liệu vải satin)

Loại tem nhãn này thường được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc, giày, da để chứa các thông tin về chỉ dẫn, khuyến cáo với người dùng. Loại nhãn này có độ bền cao, có thể đối mặt với các điều kiện bên ngoài như trầy xước, giặt là, môi trường nóng ẩm và được sử dụng như 1 loại vải thông thường.

  • Decal xi bạc

Được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực cơ khí và dùng để dán trực tiếp lên các sản phẩm kim loại.

Decal bảy màu

Loại decal này khi nhìn vào từ nhiều phía khác nhau sẽ thấy có rất nhiều màu sắc hiện lên và có độ bóng nhất định. Đây là loại decal không tái sử dụng được, thường sử dụng trong các mặt hàng có giá trị bảo vệ thương hiệu.

Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loại nhãn bảy màu này trên các sản phẩm về thiết bị điện tử, công nghệ, mỹ phẩm, đồ điện gia dụng,…

decal bảy màu

Decal trong

Loại decal này được sử dụng phổ biến trong các nhà hàng, trung tâm thương mại.

Vì đây là loại decal trong nên chúng ta có thể nhìn xuyên qua được nội dung in trên nó, thể hiện sự hiện đại và sang trọng.

decal trong

Decal trong

Các loại decal in tem nhãn được phân loại dựa theo thời gian

Dựa vào chất liệu keo ở mặt đế, chất liệu ở bề mặt con tem có thể chia decal in tem nhãn thành một số loại như sau:

  • Keo vĩnh cửu (permanent adhesive): Là loại có độ bám dính cao trên các bề mặt thông thường như giấy nylon, bìa các tông,… Có độ bền cao, thời gian sử dụng lâu dài trong nhiều điều kiện môi trường và thời tiết khác nhau.
  • Keo đông lạnh (freezer adhesive): Là loại keo đặc biệt để dán lên các sản phẩm được bảo quản trong môi trường đông lạnh. Không bị bong tróc bởi nước hoặc nhiệt độ ẩm.
  • Keo bóc được (removable): Là loại có độ bám dính khá tốt, nhưng vẫn có thể gỡ ra khỏi bề mặt dán mà k để lại vết keo, không phụ thuộc thời gian dán.
  • Tem mờ (matt white paper): Là loại decal chuyển nhiệt mịn, cán mờ. được sử dụng để gi tem nhãn hợp bao bì carton và pallet, giúp nhận dạng sản phẩm trong quá trình xuất nhập kho, xếp hàng hóa.
  • Tem bóng: Là loại tem có bề mặt nilon bóng, đảm bảo decal không bị bong tróc khi gặp nước.
  • Tem nhám (semi gloss paper): Là loại tem có bề mặt nhám, đảm bảo cho mực in sau khi in có thể bám dính tốt nhất trên bề mặt con tem.
  • Tem trơn: Là loại tem có bề mặt trơn bóng.
  • Tem lốp (fast tyre): Là loại tem chuyên dụng dán lên trên bề mặt các loại lốp xe.

Vừa rồi là những chia sẻ của PMS Việt Nam về các loại decal dùng để in tem nhãn được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu bạn có nhu cầu tìm mua các loại máy dán nhãn tự động, máy dán nhãn bán tự động thì hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0941 423 743 để được tư vấn.



source https://pms-vietnam.com/cac-loai-decal-tem-nhan/

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vai trò của máy đóng gói rau củ quả trong quy trình sản xuất công nghiệp

Quy Cách Đóng Gói Sản Phẩm May Mặc

Quy Trình Sản Xuất Dầu Nhớt Như Thế Nào?